Hotline: 0334.577.086

Top 4 bàn phím cơ Hà Nội dưới 3 triệu đồng đáng mua nhất (p2)

16-01-2019, 8:13 pm   589

Trong phần trước chúng ta đã so sánh về đặc điểm hộp, phụ kiện cũng như phần thiết kế của 4 mẫu bàn phím cơ Hà Nội đình đám dưới 3 triệu đồng đáng mua nhất. Trong bài viết này Gland computer tiếp tục gửi đến bạn những review tiếp theo về switch, keycap cũng như các phím chức năng, multimedia và hệ thống đèn LED. Cùng Gland computer tìm hiểu nhé!

SWITCH và KEYCAP - Bàn phím cơ Hà Nội

Switch - bàn phím cơ Hà Nội

Bàn phím cơ Hà Nội Cooler Master Masterkey S, Ducky One TKL RGB Corsair K65 RGB Rapidfire vẫn luôn trung thành với Cherry MX switch. Về chất lượng của hãng switch này có lẽ chúng ta không có gì phải phàn nàn. Còn với bàn phím cơ Hà Nội của Razer thì họ có switch riêng do chính họ thiết kế: Razer Mechanical switch (Kailh OEM).

Đánh giá một cách khách quan, ở các phiên bản trước, Razer switch còn kém Cherry switch khá nhiều. Tuy nhiên bắt đầu từ series X Chroma, Razer đã hoàn toàn lột xác. Cảm giác nhấn trên bàn phím cơ Hà Nội X Chroma đã được Razer cải tiến đáng kể. Các game thủ cũng có những phản hồi vô cùng tích cực về phiên bản này.

Keycap Bàn phím cơ Hà Nội

Với keycap, thì bàn phím cơ Hà Nội Cooler Master Masterkey S,  Razer X Chroma Tournament,  Corsair K65 RGB Rapidfire có thể xếp vào cùng team với xu hướng phủ UV thịnh hành. Người dùng có thể nhận thấy rõ trên bề mặt keycap. Tuy nhiên với Ducky thì vẫn là bề mặt hơi nhám như các phiên bản khác của Ducky One. Mặc dù vậy, với chất liệu in Doubleshot, ABS chất lượng keycap trên các bàn phím cơ Hà Nội này chỉ có thể nói là đủ dùng, đủ bền.

Font chữ của các bàn phím cơ Hà Nội

Còn về Font chữ của các bàn phím cơ Hà Nội này thì có lẽ rõ nét và đẹp nhất là Cooler Master Masterkey S. Theo sau đó thứ tự là là Corsair K65 RGB Rapidfire, Razer X Chroma Tournament và Ducky One TKL RGB.

Trong đó, bàn phím cơ Hà Nội Cooler Master, Corsair vẫn là những điểm sáng với độ sắc nét và xuyên LED rất tốt. Tuy nhiên với Ducky thì có phần yếu thế hơn chút do font chữ truyền thống của Ducky không được bắt mắt và rõ nét cho lắm.

Với X Chroma, Razer cũng có những cải tiến rõ rệt. Không còn là những ký tự dễ gây rối mắt, nhầm lẫn như trước (đặc biệt là 2 nút R và T), phiên bản này đã trở về với font cơ bản, thanh mảnh hơn, dễ nhìn hơn, và đẹp hơn.

FUNCTION & MULTIMEDIA - bàn phím cơ Hà Nội

Nói về các phím chức năng, multimedia, nổi bật nhất có lẽ là bàn phím cơ Hà Nội Corsair K65 RGB Rapidfire. Với 2 nút tinh chỉnh volume, mute, khóa windows , nút tăng giảm độ sáng của LED có trong phiên bản này được trực tiếp bố trí ngay ở cạnh trên của bề mặt bàn phím. Đi liền ngay dưới là tổ hợp Fn + F9 - F10 - F11 - F12 tương đương với Stop - Backward (Previous) - Play/Pause - Forward (Next) khá hợp lý cho thao tác sử dụng của các game thủ.

Bàn phím cơ Hà Nội Ducky vốn có truyền thống khá tối giản về khoản Function với việc chỉ có 4 nút function trên các bản fullsize nên tất nhiên ở các bản TKL sẽ không có 4 nút này. Việc tinh chỉnh chế độ, màu sắc của LED vẫn thuộc về Fn + 4 phím F9, F10, F11, F12.

Bàn phím cơ Hà Nội Cooler Master Masterkey S thì có chút khác

Dãy phím function của Masterkey S trải dài từ F1 đến F12, kéo tiếp sang cả cụm 9 nút function ở phía trên cụm phím điều hướng. Các function này gồm : chỉnh màu LED theo RGB, chỉnh chế độ LED, tua nhanh/tua chậm, khóa windows button, tùy chọn Macro, cụm multimedia và volume nằm ở 6 nút Ins – Home – Page up – Del – End – Page down. Cách thiết kế này cung cấp khá đầy đủ tùy chọn cho các game thủ, mặc dù phải thao tác hơi dài mỗi khi sử dụng.

Với Bàn phím cơ Hà Nội Razer X Chroma Tournament cũng có độ dàn trải về hotkey function như Masterkey S. Song X Chroma đơn giản và rút gọn hơn với các tùy chỉnh về media, volume, Gamingmode (khóa windows) và tinh chỉnh độ sáng của LED kéo từ F1 đến F12.

LED - bàn phím cơ Hà Nội

Với Mounted plate trắng, bàn phím cơ Hà Nội Masterkey Pro S và Ducky One TKL RGB được đánh giá là có độ cộng hưởng cho độ sáng của ánh đèn LED rất tốt. Vì vậy mà viền sáng xung quanh keycap sẽ rõ màu hơn, tươi hơn.

 

Độ sáng, sắc nét trên LED của bàn phím cơ Hà Nội Masterkey S và Corsair mang hơi hướng nhẹ nhàng do ký tự trên 2 chiếc bàn phím này khá tròn và đầy đặn cùng đường nét khá rõ.

Còn với bàn phím cơ Razer X Chroma Tournament và Corsair K65 RGB vì được thiết kế chân switch nhô lên cao hơn hẳn so với bề mặt case, vì thế mà ánh sáng LED nhìn sẽ có vẻ gọn hơn, trải rộng hơn và trầm hơn trên bề mặt kim loại tối màu.

Các tinh chỉnh, custom Lightning - bàn phím cơ Hà Nội

Với các tinh chỉnh, custom Lightning thì bàn phím cơ Hà Nội Masterkey Pro S, Corsair K65 RGB và Razer X Chroma Tournament mặc nhiên có lợi thế hơn hẳn so với bàn phím cơ Hà Nội Ducky One TKL RGB. Với 2 ông lớn Razer và Corsair, ngay khi kết nối, LED hiển thị sẽ là mặc định, nếu muốn custom LED, các game thủ sẽ phải cài đặt và sử dụng Driver riêng của mỗi hãng.

Còn với bàn phím cơ Ducky, với việc không có Driver đi kèm cộng thêm việc bộ xử lý điều khiển nằm luôn trong bàn phím, việc tinh chỉnh LED của bàn phím cơ Hà Nội Ducky One TKL RGB rất đơn giản và nhẹ nhàng với việc kết hợp nút Fn với 4 nút F9 (chuyển đổi màu LED) - F10 (chuyển chế độ LED) - F11 (chỉnh LED Cho W A S D) - F12 (chỉnh LED cho 4 phím điều hướng).

Kết

Hi vọng qua 2 bài viết trên Gland computer đã giúp các game thủ có cái nhìn toàn diện hơn về những siêu phẩm bàn phím chưa tới 3 triệu đồng này. Đừng quên ghé qua website: https://gland.vn/ để xem nhiều hơn nhé!