Hotline: 0334.577.086

[Preview/Unbox] Thermaltake Core P3: Size does matter.

28-02-2018, 4:27 pm   502

[Preview/Unbox] Thermaltake Core P3: Size does matter!

Tháng 10 năm ngoái, Thermaltake đã cho ra mắt Core P5, một sản phẩm được cho là mang tính cách mạng, khi mà Core P5 có những tính năng thường chỉ có ở những tác phẩm scrachbuild của những PC enthusiast: Khoe hardware ở mức độ cao nhất, treo tường, hoặc biến thành một chiếc bàn đặc biệt… Không nghi ngờ gì, Core P5 là một chassis (trường hợp này có lẽ không nên gọi là case) tuyệt vời, tuy nhiên có những vấn đề nho nhỏ mà Thermaltake cần phải xem xét lại: Phụ thuộc quá nhiều vào custom watercooling, SSD mount, vấn đề với việc sử dụng dây riser, vấn đề với không gian nhỏ…

Core P3 ra mắt gần đây được coi là để lấp khoảng trống mà đàn anh P5 để lại, vậy chúng ta cùng xem xem Core P3 có những gì.

——

Đóng hộp:
Việc đóng hộp được thực hiện cực kì cẩn thận, toàn bộ case và phụ kiện được đóng trong một “kén” bằng xốp khá dày. Đừng quên chúng ta có cả một miếng acrylic to uỳnh bên trong, mỏng manh dễ tổn thương. Những chi tiết bên trong được cố định ở 2 phần của kén xốp, tất cả đều được bọc nilon hoặc có túi riêng hoàn toàn, riêng tấm hông acrylic được giữ cố định ở nửa còn lại của kén xốp bởi 1 tấm carton. Chỉ tiếc 1 điều: không có hướng dẫn túi nào đựng gì, đặc biệt là túi đựng ốc, một điểm trừ nho nhỏ trong khâu đóng hộp gần như là hoàn hảo.

Lắp ráp:
Việc phải dành nhiều công sức để lắp ráp các chi tiết của case tuy phiền hà với những tay chơi thích mì ăn liền, nhưng tạo cảm giác rất thú vị, giống như một project riêng song song với việc lắp những linh kiện của PC với nhau. Tuy nhiên hướng dẫn lắp ráp đi kèm của nhà sản xuất có lẽ chưa tối ưu, một phần do không đánh dấu và ghi kí hiệu riêng cho các túi đựng linh kiện đã được đề cập ở phần đóng hợp. Việc lắp ráp không đòi hỏi nhiều về dụng cụ để lắp ráp, chỉ cần một chiếc Tuornevis – một chiếc vặn ốc chuẩn Philips phổ thông là đã có thể lắp được. Việc lắp ráp còn một vài chi tiết khá phiền hà do chưa tính trước trong lúc thiết kế, ví dụ điển hình là việc lắp ráp chân đế: việc thiết kế chân đế vững chắc nhưng lắp ráp rất khó chịu, phải loay hoay làm đi làm lại nếu như chiếc tournevis của bạn nam châm yếu hoặc không có nam châm, cũng may chúng ta chỉ có lắp vào có 1 lần thôi. Tấm hông thiết kế khá đơn giản, việc thay thế cũng đơn giản không kém, chỉ là 1 miếng acrylic với 4 lỗ để bắt cố định vào case. Việc tính toán trước đường nước, cách bố trí linh kiện, đi dây cũng là rất quan trọng, vì bạn sẽ phải quyết định đặt GPU và card mở rộng theo kiểu truyền thống hay xoay ngang bằng PCI riser, tương tự với nguồn (PSU), việc xoay ngang lộ quạt hay không cũng phải được tính toán trước.

 

Nhận xét thêm và Ưu / Nhược điểm đáng nói
Ưu điểm:
– Đóng hộp. An toàn và chắc chắn
– Tự lắp ráp, thoải mái thay đổi không gian và cách bày trí linh kiện theo ý muốn.
– Show off, open: Thoải mái khoe linh kiện, không lo vấn đề bí bức.
– Hỗ trợ tản nước mạnh nhưng không quá phụ thuộc vào custom watercooling. AIO hoặc tản khí đơn thuần vẫn không khiến cho case bị “trống” như ở core P5
– Kích thước phù hợp hơn với những ai không có nhiều không gian riêng cho PC. Core P3 không đòi một chiếc bàn quá lớn, một góc treo hoành tráng. Một người sử dụng dản dị với chiếc bàn văn phòng cơ bản cũng có thể yên tâm có chỗ đặt case gọn gàng.

 

Nhược điểm:
– Hướng dẫn lắp ráp chưa tối ưu
– “phải tự lắp” với những ai thích “mì ăn liền”
– Lọc bụi/chắn bụi hơi vô dụng
– Nắp sau chắc chắn nhưng cơ chế đóng mở “không xứng tầm”
– Miếng cao su chỗ lỗ đi dây chất lượng kém.
– Không thể cùng lúc khoe mặt VGA và quạt PSU, riêng với PSU thì không thế quay ngang khi dùng main ATX
– Gông cố định nguồn thiết kế hơi buồn cười: duy nhất có một con ốc phải cố định từ phía dưới case nếu như lắp nguồn kiểu truyền thống (tất cả các con ốc khác lắp các chi tiết trên mặt case đều được vặn ở phía mặt case, không phải lật case lên) Tuy nhiên PSU là chi tiết ít bị tháo lắp nhất cho dù với người sử dụng hay tháo lắp thay thế phần cứng, vì vậy cũng không đáng để bận tâm lắm.