Hotline: 0334.577.086

Những lưu ý khi lựa chọn bàn phím cơ Hà Nội các game thủ nên biết

03-03-2019, 4:44 pm   82

Chiến thắng hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào cách game thủ chọn bàn phím cho mình. Một chiến binh làm sao chiến thắng được khi không chọn cho mình một thanh kiếm tốt. Bài viết này sẽ cho bạn biết 6 đặc tính quan trọng của bàn phím cơ Hà Nội. 

Nếu bạn là game thủ, hãy lựa chọn bàn phím thật cẩn thận. Không chỉ sử dụng để đánh máy, bàn phím còn là một vũ khí, một trang bị trong thế giới số, nó được ví như thanh kiếm cho bạn vậy. Bất cứ ai quan tâm và đam mê tới game cho PC nói chung và bàn phím nói riêng, đều muốn trả tiền để biết được bàn phím nào là tốt nhất và nó khác với những cái khác ở điểm gì. Điều này đã tạo lên 1 thị trường rộng lớn như ngày hôm nay. Sau đây là 6 vấn đề bạn cần biết khi lựa chọn bàn phím cho mình.

Bộ chuyển mạch cho bàn phím – Key Switches

 Bàn phím cÆ¡ chÆ¡i game SteelSeries Apex M800

Hệ thống này nằm ngay phía dưới phím bấm. Đa số các bàn phím chơi game đều sử dụng bộ chuyển đổi cơ, mỗi cặp phím lại sử dụng 1 hệ lò xo riêng. Chúng được thiết kế để tạo ra các âm thanh riêng biệt và các phản hồi về phía tay game thủ mỗi loại lại khác nhau. Đa số các thiết bị chuyển mạch sử dụng cơ chế Cherry MX và được xác định bởi các màu đen, nâu, xanh, đỏ, cung cấp cho người dùng những cảm giác và tinh chỉnh khác nhau khi gõ.

Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể tìm thấy những loại bàn phím sử dụng các bộ chuyển mạch bàn phím bằng cao su dạng vòm. Việc sử dụng cao su như vậy làm cho phím bấm có cảm giác mềm mại hơn, tuy nhiên tốc độ phản hồi lại chậm hơn. Một biến thể khác là các dạng hình kéo, cũng sử dụng các lớp màng cao su dạng vòm tuy nhiên mỏng hơn và có thêm vào dưới mỗi phím một loại chân đế để tăng tính ổn định, khiến nó phản hồi nhanh hơn đôi chút. Các loại dạng hình kéo này hầu hết sử dụng trong laptop, tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy trên 1 số bàn phím chơi game trên PC.

Tính năng – Features

 Bàn phím cÆ¡ chÆ¡i game SteelSeries Apex M800

Các tính năng (features) này có ý nghĩa nhiều hơn đối với các bàn phím cho game thủ. Ví dụ như đèn nền chẳng hạn, nó không chỉ đơn thuần để chiếu sáng các phím nếu bạn đang trong bóng tối. Bàn phím có tính năng này có thể cho phép game thủ tùy biến màu sắc với các mục đích khác nhau, phím nào dùng nhiều, phím nào dùng ít, phím nào đặc biệt cần quan tâm, phím nào phát sinh lỗi, khu vực nào sáng hơn khu vực nào…

Một tính năng quan trọng của bàn phím game thủ là tính năng thay thế phím – Keycap Swappable. Hệ thống chuyển mạch ở dưới bàn phím đa số tách biệt với các phím ở phía trên, cho nên người dùng có thể tháo rời nó ra dễ dàng để tiện lau chùi, hoặc đổi chỗ các phím khác hoặc thay thế các phím nếu có dấu hiệu hỏng. Game thủ không nhất thiết phải sử dụng tất cả các phím bấm, cho nên có thể họ sẽ chỉ thay thế các phím bấm cần thiết để tăng tính tiếp xúc và độ nhạy trong quá trình chơi game, tính năng này đặc biệt giúp ích cho họ. Một số loại chỉ cho thay thế các phím WASD, tuy nhiên vẫn có loại cho phép thay thế các phím số, hoặc là thay thế toàn bộ.

N-key rollover

 Bàn phím cÆ¡ chÆ¡i game SteelSeries Apex M800

Hãy tưởng tượng khi bạn thực hiện 1 combo – đòn tấn công kết hợp trong Tekken hoặc trong quá trình chơi Starcraft II, bạn triển khai quân bằng phím với tốc độ rất cao, điều gì sẽ xảy ra nếu như, rõ ràng bạn đã nhấn đúng phím mà nhân vật không hoạt động như bạn muốn. Vấn đề này chính là nằm ở thuật ngữ N-key rollover. Thuật ngữ miêu tả khả năng thiết bị có thể nhận tín hiệu từ nhiều phím bấm trong cùng thời điểm với N là số lần bấm. Ví dụ: N=12, tức là bạn nhấn 12 phím trên 1 đơn vị thời gian, bàn phím và máy của bạn vẫn nhận đủ mà không sót phím nào. Nếu bạn đã từng quan sát các game thủ Starcraft thi đấu, có thể thấy tốc độ của họ lên tới 500, 600 phím trên phút, nếu không có N-key rollover thì chiến thuật của họ chắc chắn không thực hiện được. Vấn đề này nằm hoàn toàn ở bảng mạch nằm trong bàn phím. Sự phức tạp này đòi hỏi chi phí đội lên khá cao, cho nên tùy từng loại bàn phím mà họ có áp dụng N-key rollover hay không, hoặc áp dụng trên 1 cụm phím như WASD, QERT hay ASDF…

Cổng kết nối – Connector

 Bàn phím cÆ¡ chÆ¡i game SteelSeries Apex M800

Kết nối USB đang trở nên dần phổ biến và thay thế cho kết nối PS/2 (rắc cắm tròn) cho bàn phím. Dù vậy, kết nối PS2 lại được đánh giá cao hơn USB vì các lý do:

Thứ nhất, đối với USB, N-key rollover chỉ có N tối đa bằng 6, tương đương 6 phím một lúc, trong khi đó PS2 thì không giới hạn.

Thứ hai, cổng USB được sử dụng với nhiều mục đích, việc dùng lẫn cổng USB của bàn phím cùng lúc với các thiết bị sử dụng USB khác như loa, chuột, sẽ ít nhiều gây ra ảnh hưởng tới phản ứng và tốc độ bàn phím.

Thứ ba, nếu số cổng USB trên máy bạn hạn chế thì tiết kiệm được cổng nào hay cổng đó và có thể dùng nó với mục đích khác.

Hành trình phím – Activation point

 

Khi nhấn phím, bề mặt dưới của phím tác động vào hệ thống cơ ở dưới phím, đẩy bộ phận này tác động vào bảng mạch dưới cùng, rồi phát tín hiệu điện vào máy. Sau đó hệ thống này thiết kế có một lò xo đẩy ngược phím lên trên về vị trí cũ để sẵn sàng cho lần bấm tiếp theo. Thời gian của 1 hành trình như vậy gọi là hành trình phím – Activation point. Thời gian này càng ngắn thì tốc độ nhận phím của bàn phím càng nhanh và ngược lại. Với các bàn phím cơ, tới thời điểm hiện tại, tốc độ khoảng 4ms (4 phần nghìn giây). Với các bàn phím thường, tốc độ này cao hơn nhiều lần.

Công nghệ in chữ trên phím – Keyboard Printing

 

Với mỗi một công nghệ in cho chất lượng phím khác nhau. Sử dụng công nghệ khắc lazer, chữ trên phím sẽ rất bền những không được sắc nét. Sử dụng công nghệ Pad Printing, in chữ đẹp nhưng mau chóng bị mờ nếu dùng nhiều. Sử dụng công nghệ Double-Shot Injection, ghép phần ngoài và phần trong phím để làm nổi bật chữ sẽ làm cho phím đẹp nhất và không thể bong tróc. Việc in chữ trên phím chủ yếu ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bàn phím.

Ngày nay, bàn phím còn được thêm vào các tính năng khác như các phím nóng, các phím lập trình mức cao – macro thực hiện 1 chuỗi lệnh liên tiếp nhau, một số khác còn có tính năng xa hơn như hiện thị thống kê, hiện thị văn bản, âm thanh và màn hình cảm ứng. Một game thủ thường sử dụng từ 10 đến 20 phím, chiếm phần nhỏ trên bàn phím, tuy nhiên lại có nhiều cách kết hợp khác nhau tùy mỗi loại game. Mỗi loại bàn phím lại phù hợp với 1 thể loại game nhất định, nghĩa là bạn nên hạn chế việc dùng 1 bàn phím chơi game góc nhìn thứ nhất – FPS để chơi game nhập vai – RPG và ngược lại.

Tham khảo

Vỏ case đang bán chạy nhất hiện nay

Cách lựa chọn PC gaming giá rẻ ít người biết

Những dòng Bàn phím cơ Hà Nội dưới 2 triệu đồng đáng mua nhất

Bí quyết chọn chuột chơi game như nào là phù hợp nhất

Top bàn phím cơ cao cấp cho các tựa game

Top 4 bàn phím cơ Hà Nội dưới 3 triệu đồng đáng mua nhất (p2)

Tản nhiệt nước là gì? Có nên lắp đặt tản nhiệt nước cho PC không?