13-06-2019, 9:13 pm 70
Bàn phím cơ Hà Nội vô cùng phong phú và đa dạng, trải dài trên nhiều phân khúc giá, từ cao cấp, cận cao cấp cho đến tầm trung và "bình dân". Có thể thấy, thế giới bàn phím cơ phục vụ cho cả chơi game và làm việc là thực sự rất nhiều, với sự tham gia của các hãng tên tuổi lớn như Corsair, Razer, iKBC hay Logitech. Trong bài này, thay vì "chỉ tên điểm mặt" những sản phẩm có giá cao ngất ngưởng thì chúng ta hãy cùng tham khảo những mẫu bàn phím cơ Hà Nội giá rẻ mà theo chúng tôi là có chất lượng không hề rẻ! Với giá bán chỉ khoảng 1 triệu VND. Hơn nữa đây cũng là mức giá thực sự hợp lý và dễ chịu đối với đông đảo người dùng, đang có ý định đầu tư vào các món đồ công nghệ giá thấp nhưng chất lượng tốt, đặc biệt là bàn phím cơ. Hãy cùng theo dõi nhé !
Vì sao những mẫu bàn phím cơ Hà Nội này lại có giá rẻ đến như vậy?
Với 1 triệu trong tay, có lẽ bạn cũng không nên hi vọng quá nhiều vào chất lượng, độ hoàn thiện cũng như cảm giác bấm của các mẫu bàn phím này. Hơn nữa, chúng sẽ không thể tốt bằng những bàn phím có giá cao hơn từ 2 đến 3 lần rồi! Tuy nhiên, chúng vẫn thực sự thể hiện tốt một cách bất ngờ trong phân khúc bàn phím bình dân đấy!
Lý do những bàn phím mà chúng tôi sắp nêu tên dưới đây có giá rẻ như vậy là bởi Switch của chúng thường không phải là Cherry MX, thay vào đó là các phiên bản giống và gần giống với Cherry MX, không có được cảm giác bấm êm và thích như loại switch của Đức
Keycap (vỏ phím) mà chúng sử dụng đều có vẻ ngoài giống nhau, tuy nhiên chất liệu gia công sẽ là nhựa ABS thay vì nhựa PBT, cách in chữ bằng laser chứ không phải double shot để chi phí được rẻ. Cuối cùng, những bàn phím này thường không có các tính năng nổi trội như đèn LED RGB đặc biệt hay dây cáp nối có thể tách rời, v.v...
Vậy đây là những mẫu bàn phím cơ Hà Nội nào?
Dành cho những ai thích sự nhỏ gọn:
1/ bàn phím cơ Hà Nội Fuhlen SM680R RGB - Giá tham khảo: 850.000 VND
Trong phân khúc giá rẻ thì Fuhlen luôn là một "gã tham lam" khi các mặt hàng phụ kiện chơi game của hãng này luôn xuất hiện một cách dày đặc, nhất là chuột và bàn phím.
Chiếc SM680 RGB được đánh giá là một trong những mẫu bàn phím giá dưới 1 triệu tốt nhất dành cho các game thủ. Sử dụng Long Hua Switch cùng kết cấu chắc chắn, thân hình nhỏ gọn, đèn nền RGB ấn tượng và đẹp mắt, chắc chắn SM680 RGB sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Ưu điểm: Đèn RGB ấn tượng với nhiều chế độ sáng, keycap dù là ABS nhưng đem lại cảm giác bấm tốt, kết cấu chắc chắn.
Nhược điểm: Long Hua Switch hoạt động không đồng đều.
2/ bàn phím cơ Hà Nội Geezer GS4 RGB - Giá tham khảo: 900.000 VND
GS4 RGB có thân hình khá mỏng, cầm trên tay nhẹ hơn so với các sản phẩm khác, tuy nhiên không vì thế mà nó mất đi sự chắc chắn. Đèn Led nổi trội với nhiều chế độ cũng thực sự ấn tượng.
Đáng chú ý nhất là cảm giác gõ phím cực kỳ tốt mặc dù GS4 chỉ sử dụng một loại Switch có tên "Content" rất lạ mặt, đây là một điều mà nếu ai đã từng sử dụng bàn phím của Geezer trước đó sẽ nhận ra ngay. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là hiện nay trên thị trường GS4 chỉ có phiên bản Blue Switch nên người dùng sẽ không có được nhiều lựa chọn cho mình.
Ưu điểm: Giá rẻ, trải nghiệm bấm vô cùng tốt, gần giống với Cherry MX, đèn LED RGB ấn tượng, gọn nhẹ. Là đối thủ đáng gờm của nhà Fuhlen.
Nhược điểm: Hiện chỉ có phiên bản Blue Switch (phát ra tiếng kêu khá to khi gõ).
Dành cho những ai thích bàn phím Fullsize:
3/ bàn phím cơ Hà Nội Fuhlen Destroyer - Giá tham khảo: 1.000.000 VND
Đây là mẫu bàn phím mới nhất của Fuhlen vừa được ra mắt tại thị trường Việt Nam và kế thừa được rất nhiều ưu điểm của các sản phẩm tiền nhiệm. Loại switch mà Destroyer sử dụng là một loại switch quang học do chính Fuhlen kiểm định chất lượng. Cảm nhận bấm phím là khá tốt so với một mẫu bàn phím cơ có giá chỉ 1 triệu VND.
Chất lượng hoàn thiện của Destroyer cũng không hề thấp. Tấm nền bàn phím cứng cáp và chống bám vân tay, đi kèm với 1 tấm kê tay tạo thuận tiện khi sử dụng. Đây thực sự là một món hời trong tầm giá 1 triệu VND.
Ưu điểm: Mức độ hoàn thiện tốt, chắc chắn, cảm giác bấm vô cùng ổn, giá rẻ vô địch.
Nhược điểm: Dùng LED cầu vồng, dây không bọc dù.
4/ bàn phím cơ Hà Nội E-Blue Mazer EKM737 - Giá tham khảo: 1.000.000 VND
E-Blue cũng là một hãng nổi tiếng với gaming gear giá rẻ và chất lượng cao. Bàn phím EKM737 là một trong nhiều sản phẩm minh chứng cho điều đó.
Chiếc bàn phím này được gia công rất tốt, với phần vỏ nền bàn phím được làm bằng nhôm phay xước. Với Switch JWH của E-Blue, Cảm giác bấm phát ra tiếng "clicky" đặc trưng của Switch Blue cũng rất thích thú. Tuy nhiên, cũng không hiểu vì sao mà E-Blue cũng chỉ tung ra thị trường loại Switch này mà không có Red hay Brown để người dùng lựa chọn. Một điểm trừ nữa là đèn LED của EKM737 lại là LED cầu vồng chứ không phải RGB đổi màu mặc dù có giá đã chạm đến mốc 1 triệu VND.
Ưu điểm: Cảm giác bấm Clicky thích thú, có vẻ ngoài đẹp mặt, giá công tốt, thiết kế bền bỉ.
Nhược điểm: Chỉ có LED nền cầu vồng so, không có nhiều lựa chọn về loại Switch cho người dùng.
5/ Bàn phím cơ Hà Nội DareU DK880 RGB giá 700 ngàn đồng
Đây là chiếc bàn phím cơ giá rẻ mà rất ngon lành, DareU DK880 RGB có thiết kế tenkeyless nhỏ gọn và đơn giản kết hợp với hệ thống LED RGB 16,8 triệu màu với khả năng biến ảo khôn lường rất vui mắt.
Dareu DK880 được trang bị switch "D" do chính DareU sản xuất, về cơ bản thì cũng là bản clone của switch cherry quen thuộc nhưng cũng được cải biên đi khác đôi chút. Chất lượng của các nút này tương đối tốt, bấm khá trơn tru mượt mà. Cộng thêm stabilizer lạ mà ổn trên các phím dài xuống đều nên tạo ra cảm giác gõ rất vừa tay. Nút xuống ngọt không rung lắc chút nào, cũng chẳng bị kẹt nên nhìn chung trải nghiệm khá tốt.
6/ Bàn phím cơ Hà Nội Fuhlen M87s RGB giá 790 ngàn đồng
Fuhlen là hãng gaming gear tầm trung rất quen mặt tại Việt Nam, bên cạnh những chiếc bàn phím cơ dùng switch Cherry xịn mà giá tốt thì họ cũng có các sản phẩm giá rẻ mà ngon khác. Fuhlen M87s RGB là một ví dụ với chất lượng tốt, đèn LED RGB đẹp mà giá lại tốt.
Fuhlen M87s RGB trang bị LongHua Blue switch, độ bền 50 triệu lần bấm và cảm giác gõ phím khá tốt: lạch cạch đặc trưng với hệ clicky, độ nảy vừa tầm, chạm đáy ngon lành. Tất nhiên không thể nào bỏ qua được hệ thống led RGB 16.8 triệu màu cực đẹp.
7/ Bàn phím cơ Hà Nội Geezer GS4 RGB giá 800 ngàn đồng
Chiếc bàn phím cơ Geezer GS4 RGB có chất lượng build ở mức khá với thiết kế vỏ mỏng và switch được gắn trực tiếp lên bề mặt vỏ phím. Geezer GS4 RGB với layout chuẩn Tenkeyless 87 phím, rất dễ dàng thay thế toàn bộ keycap nếu muốn.
Trên thực tế, Geezer GS4 RGB có kế cấu vỏ thông minh, các vị trí nối giữa vỏ trên bằng nhôm và vỏ dưới bằng nhựa cố định bằng ốc vít chắc chắn. Vì thế mà mặc dù vỏ nhựa tương đối mỏng cũng không bị ọp ẹp mà lại có trọng lượng nhẹ.
Geezer GS4 RGB có LED rất đẹp với độ sáng cao, có thể do bóng LED được đính nổi trên bề mặt switch, không bị topcover che lấp nên ánh sáng xuyên qua keycap tốt hơn.
Độ sáng mà màu sắc của LED trên Geezer GS4 RGB là rất tốt, tuy nhiên về cách thể hiện các hiệu ứng, Geezer GS4 RGB tương đối đa dạng nhưng chuyển màu còn cứng và không được uyển chuyển cho lắm.
Geezer GS4 RGB được trang bị switch Content - một cái tên rất lạ, chúng có topcover trong suốt tương tự như như các loại switch Huano, hay Cherry MX RGB tuy nhiên bóng LED được đính nổi bên trên chứ không nằm bên trong switch.
8/ Bàn phím cơ Hà Nội E-Dra EK307 giá 800 ngàn đồng
Hãng gaming gear giá rẻ E-Dra gần đây đã tung ra một sản phẩm khá thú vị là EK307, chiếc bàn phím cơ quang này tỏ ra khá ấn tượng với game thủ Việt Nam, đặc biệt sở hữu khả năng chống nước tốt. E-Dra EK307 có thiết kế tương đối 'bè' với các phần cạnh thừa ra khá nhiều tạo cảm giác bề thế chứ không gọn sát lại với bộ nút. Các góc bo cứng và cách phối màu đen đỏ trông mạnh mẽ, thích hợp với các nam game thủ.
E-Dra EK307 đem đến ấn tượng khá tốt. Các switch cơ quang trên chiếc bàn phím này được tái tạo tương tự như bản Cherry Blue, cũng kêu tạch tạch và bấm khoảng 1/2 hành trình là sẽ nhận. Phản hồi tới ngón tay rất ổn, phím nảy, độ đồng đều cao. Một điểm cần chú ý là khoảng cách từ lúc bấm tới khi 'chạm đáy' ngắn hơn một chút so với cherry switch, những người hay bấm 'lút cán' sẽ có cảm giác hơi cụt một tí chút. Ngoài ra thì các phím dài xuống rất đều, stabilizer khá trơn và cân.
Dễ dàng nhận ra layout ASCII 104 quen thuộc của E-Dra EK307, game thủ chẳng mất nhiều thời gian làm quen lại và tất nhiên là có thể thay bộ keycap khác rất đơn giản. Font chữ được sử dụng to và rõ ràng nhưng chưa được đẹp mắt cho lắm.
Tham khảo: