13-04-2019, 12:15 pm 112
Cả hai chiếc bàn phím trong bài viết đều sử dụng Red Switch. Mời độc giả cùng so sánh chất lượng của hai sản phẩm này và chọn ra cho mình sản phẩm tối ưu nhất cho chiếc ví thân yêu.
Phụ kiện của Ducky Zero bao gồm một miếng nhựa chống bụi, một bộ keycap WASD màu đỏ nhạt và một chiếc Keypuller (Thiết bị tháo keycap) có hình logo con vịt đặc trưng của Ducky.
6GV2 lại không được trang bị một phụ kiện gì ngoài trừ một bản hướng dẫn sử dụng, giới thiệu sản phẩm và một miếng Sticker có logo của Steelseries.
Ducky Zero: Layout của bàn phím Ducky Zero là ANSII US tiêu chuẩn, và được bổ sung thêm 4 phím chức năng ở ngay trên phần Numlock.
6GV2: Layout của 6GV2 hơi khác một chút, đò là phím Enter được thiết ké to hơn, khiến cho nút sổ chéo và sổ dọc bị chuyển vị trí xuống dưới cạnh nút shift. Đây là một nhược điểm đã từng bị phàn nàn nhiều ở Steelseries 6GV2 Black Switch nguyên thủy, tuy nhiên thì Steelseries vẫn giữ nguyên thiết kế này.
6GV2 được trang bị một loạt các phím Multimedia từ F1 đến F6, tất cả các chức năng này được sử dụng bằng cách giữ nút Function (Chính là nút Windows phía bên trái có logo của Steelseries) và nhấn các nút tương ứng với từng chức năng. Ví dụ tắt hoàn toàn âm thanh, giảm, tăng âm lượng, chuyển bài, lùi bài, play và pause.
Ducky Zero lại không được trang bị các nút Multimedia sử dụng kèm nút Function mà lại được thiết kế riêng biệt vào 4 phím nằm trên phần Numlock . Những chức năng có thể được sử dụng với nút Function đó là vô hiệu hóa phím Windows và nút kích hoạt tính năng NKRO qua cổng USB (Nhận 100% phím bấm cùng một lúc).
Keycap của cả 2 chiếc bàn phím đều được sử dụng loại nhựa ABS và các kí tự được in laser. Cả 2 đều có thể bị ngả màu và bị bóng khi sử dụng trong một thời gian.
Phần đáy của Keycap của cả 2 chiếc bàn phím đều được gia công rất tốt, hoàn toàn không có hiện tượng dơ nhựa, hoặc cháy xém đã từng gặp ở một số chiếc bàn phím cơ như Cooler Master Quickfire Pro, Cooler Master Trigger.
Cả 2 chiếc bàn phím đều được sử dụng loại Stabilizer của Cherry, gizerúp cho độ chắc chắn được nâng lên mức tối đa. Trước đây khi xuất hiện ở bàn phím Leopold đời cũ, hệ thống Stabilizer này được đánh giá không cao vì lực nhấn tỏ ra khá nặng nề, khó gõ chạm đáy, không trơn và mượt như loại Stabilizer của Costar.
Thế nhưng trong những thời gian gần đây, các sản phẩm sử dụng loại Stabilizer của Cherry đều được tối ưu kĩ càng hơn cho cảm giác gõ không thua kém gì của Costar. Điển hình của những chiếc bàn phím tốt khi sử dụng loại switch này gồm có Leopold FC750R, 900R, Ducky Zero Shine, Ducky Shine 4, và trong đó có 2 chiếc bàn phím mà người viết đang giới thiệu với các bạn.
Ducky Zero cho chất lượng build chắc chắn, cứng cáp hơn khá nhiều so với Steelseries 6GV2. Bằng chứng là người viết đã thử bóp méo cả 2 sản phẩm, nhưng chỉ 6GV2 cho người viết cảm giác sản phẩm bị méo, còn Ducky Zero hoàn toàn vững vàng, không hề xê chuyển dù chỉ một chút.
6GV2 ở phiên bản Black switch bị cộng đồng đánh giá là có chất lượng build keycap lỏng lẻo, tuy nhiên thì ở phiên bản Red Switch, sự lỏng lẻo này là không còn, thay vào đó là sự chắc chắn không thua kém gì ở Ducky Zero
Steelseries 6GV2 không có chân phụ để gạt lên khi cần, tuy nhiên thì được bố trí 4 miếng cao su chất lượng cao giúp tối đa độ ma sát khi sử dụng, không bị xê dịch khi đang chơi game căng thẳng.
Ducky Zero lại có chân phụ, nhưng chân phụ này lại không được bọc thêm một miếng cao su tăng ma sát, đây là một nhược điểm không đáng có của sản phẩm
Steelseries 6GV2 có khả năng nhận 6 phím cùng một lúc qua cổng USB và có thể nhận 100% số phím thông qua cổng PS2, ngoài ra có thể nâng tần số trao đổi tín hiệu (Report Rate) lên tới 1000Hz tức là độ trễ tín hiệu chỉ khoảng 1 mili giây
Ducky Zero có khả năng nhận full toàn bộ số phím cùng một lúc qua cổng USB với tính năng USBNKRO được bố trí trên phím F12, người dùng có thể nhấn tổ hợp Fn + F12 để kích hoạt tính năng này. Tuy nhiên thì người viết vẫn khuyến khích sử dụng cổng PS2 cho tốc độ trao đổi tín hiệu được nâng lên tối đa, tốc độ gõ cũng nhờ thế mà có thể cải thiện đáng kể.
6GV2 cho người viết cảm giác gõ đầm tay hơn do thiết kế độ cao của switch hơi có phần thấp xuống so với Ducky Zero
Ducky Zero thì lại cho người viết có cảm giác gõ thanh thoát hơn, bấm chính xác hơn do thiết kế nhô cao. Các switch của Ducky Zero được hàn ngược, nhưng cảm giác gõ vẫn không hề thua kém những switch hàn xuôi, có lẽ nhà sản xuất đã tính đến điều này nên đã thiết kế độ dốc tối ưu hơn với, đó là kinh nghiệm từ những phiên bản Ducky Shine đi trước.
Steelseries 6GV2: 8,5. 6Gv2 cần cải thiện thêm một chút về chất lượng build
Ducky Zero với thiết kế chắc chắn hơn nên sở hữu cho mình số điểm 9.
Cả hai đều bằng nhau với 8 điểm.
Riêng ở phần này, tôi sẽ đánh giá 6Gv2 hơn với 9 điểm, Ducky Zero sẽ sở hữu cho mình điểm 8.
10 điểm cho mức giá 2 triệu đồng của 6Gv2. Ducky Zero với mức giá đắt hơn một chút: 2,15 triệu sẽ khiến các game thủ cầm lòng lại một chút, 9 điểm.
Trên đây là những nhận xét chi tiết về hai chiếc bàn phím đang được đánh giá cao nhất trong phân khúc bàn phím cơ phổ thông. Nếu bạn là những game thủ, đang cần tìm sự ổn định tuyệt đối trong mọi thao tác, những người thường xuyên gõ văn bản để phục vụ cho công việc hàng ngày. Thì Ducky Zero và Steelseries 6GV2 hoàn toàn xứng đáng được bạn quan tâm.
Xem thêm: