ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
14-05-2019, 10:45 pm 80
Tản nhiệt nước là thứ quá quen thuộc với các gamer và dân ép xung máy tính. Vậy tản nhiệt nước là gì, có gì khác biệt với tản nhiệt truyền thống? Hãy cùng Gland computer tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tản nhiệt khí được coi là phương pháp tản nhiệt cơ bản và cũng đơn giản nhất. Tản nhiệt này phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Từ phân khúc người dùng cơ bản cho tới phân khúc người dùng cao cấp có nhu cầu sử dụng máy tính cho làm việc và chơi game ở mức trung bình khá.
Tản nhiệt khí hay còn gọi là tản nhiệt truyền thống. Chúng sử dụng một bề mặt hút nhiệt gọi là heatsink. Bộ phận này sẽ tiếp xúc với bề mặt phần cứng tỏa ra nhiều nhiệt (điển hình là CPU) bằng một lớp keo tản nhiệt (thermal paste).
Nhiệt độ từ CPU sẽ truyền qua keo tản nhiệt tiếp đó sẽ truyền qua heatsink. Rồi tuyền qua các ống dẫn nhiệt (thường là ống đồng) lên các lá thép tản nhiệt phía trên. Ở đây quạt sẽ phát tán nhiệt độ của các lá kim loại ra không khí. Sau đó quạt hút của thùng máy sẽ tống không khí nóng ra ngoài.
Tản nhiệt nước phù hợp với phần đa những người:
Trong trường hợp này phần cứng sẽ tỏa nhiệt lượng rất nhiều, khi đó thì một bộ tản nhiệt khí không còn đáp ứng được nữa.
Tản nhiệt nước thì phức tạp hơn so với tản nhiệt truyền thống bởi chúng có nhiều bộ phận hơn. Dung dịch làm mát - dung dịch tản nhiệt sẽ chạy trong một vòng tuần hoàn nhờ các ống dẫn. Các thứ tự lần lượt sẽ là:
Tản nhiệt nước cũng sử dụng heatsink để hấp thụ nhiệt. Tuy nhiên loại heatsink của tản nhiệt nước sẽ rỗng và có 2 lỗ để nước chảy vào. Vì vậy bộ phận này còn được gọi là water block. Water block vẫn sẽ tiếp xúc với bề mặt phần cứng tỏa nhiệt thông qua keo tản nhiệt.
Dung dịch làm mát (coolant) của Tản nhiệt nước sẽ được chứa trong bể chứa (reservoir). Từ bể chứa dung dịch sẽ chạy qua máy bơm (pump) và được bơm thẳng lên water block. Ở đây nước sẽ hấp thụ nhiệt từ heatsink và tiếp tục chảy lên bộ tản nhiệt (radiator) có gắn quạt. Nước sẽ chạy qua các đường dẫn nhỏ trong Radiator và các lá tản nhiệt này sẽ hút lại nhiệt, sau đó xả ra bên ngoài nhờ quạt. Dung dịch làm mát sẽ từ Radiator quay trở lại bể chứa và tiếp tục lặp lại chu trình.
Ưu điểm: Hiệu quả làm mát cao, không ồn, làm đẹp cho máy tính, ít bụi hơn.
Khuyết điểm: Giá thành khá mắc, khó vệ sinh/bảo trì, có thể gây thiệt hại nặng nề cho phần cứng khi gặp sự cố.
Với tản nhiệt khí bạn sẽ không cần đầu tư nhiều. Bởi thùng máy đã có sẵn quạt, card đồ họa và cả CPU cũng vậy.
Với điều kiện chơi game trung bình thì đó là quá đủ. Nếu cần thiết bạn có thể sử dụng thêm vài cái quạt nữa và độn một cái CPU Cooler mua riêng. Vậy là máy tính bạn chắc chắn vẫn chạy "ngon" mà vẫn giữ được nhiệt độ không quá cao. Tuy nhiên đổi lại nó có thể sẽ hơi ồn và bụi.
Mặc dù vậy thì thật sự độ ồn của tản nhiệt khí không đáng kể lắm. Bởi khi tập trung chơi game thì các game thủ đâu còn thời gian đâu để mà nghe tiếng quạt chạy ồn hay không. Còn về bụi thì vệ sinh cũng rất dễ, chỉ cần tháo ra lấy cọ quẹt quẹt là xong.
Tản nhiệt nước sẽ luôn giữ cho máy có nhiệt độ thấp nhất có thể. Tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng thì bạn phải bỏ ra một số lượng tiền kha khá để đầu tư, nhưng đổi lại thì nhờ có tản nhiệt nước mà máy của bạn vừa mát mà lại vừa đẹp.
Bạn cũng cần phải cân nhắc kĩ xem nhu cầu mình có cần tới tản nhiệt nước hay không. Chứ không phải cứ mua là tốt. Chẳng hạn nếu là dân ép xung hoặc PC Master Race thích Ultra High và bật máy 24/24 thì OK thì lựa chọn tản nhiệt nước là vô cùng hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng mức trung bình hay không gian nhà mát mẻ, có máy lạnh thì số tiền đầu tư tản nhiệt nước, bạn có thể sử dụng vào việc để nâng cấp phần cứng.