Hotline: 0334.577.086
Laptop - Máy tính xách tay Laptop - Máy tính xách tay PC Đồ Họa, Workstation PC Đồ Họa, Workstation PC Gaming, Streaming PC Gaming, Streaming Linh Kiện Máy Tính Linh Kiện Máy Tính Monitor - Màn hình Monitor - Màn hình Gaming Gear Gaming Gear Tản Nhiệt - Cooling Tản Nhiệt - Cooling Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Mạng Thiết Bị Mạng Phụ Kiện Các Loại Phụ Kiện Các Loại
Hệ thống showroom

ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội


Tư vấn bán hàng
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
Bán hàng online
 0922.192.919
 xxx.xxx.xxx
 0868.207.238
Kỹ thuật - Bảo hành
 0334.577.086
Tư vấn tản nhiệt nước - Modding
 092.219.2919
Chính sách bảo hành Mua trả góp Tin tức

Sự khác nhau giữa chuột chơi game và chuột thường là gì?

28-03-2019, 8:23 pm   437

Chuột chơi game  khác gì chuột máy tính bình thường. Game thủ với đẳng cấp thượng thừa liệu có cần một chú chuột chơi game đẳng cấp hay chỉ cần một chú chuột bình thường mà dân văn phòng hay sử dụng.

Chuột chơi game Thermaltake Ventus X (MO-VEX-WDLOBK-01)

 

Tại trường học, tại công sở hoặc tại gia đình thông thường người dùng thường sử dụng máy tính nhằm mục đích lướt web, xem phim, nghe nhạc, đọc báo, sử dụng các phần mềm excel, word… cao hơn nữa thì liên quan đến thiết kế, lập trình. Tuy nhiên, tất cả những công việc này người dùng có thể sử dụng trực tiếp chuột cảm ứng trên máy tính (laptop) hoặc  sử dụng chuột máy tính thông thường có mức giá bình dân mà không cần đến những chú chuột có tính năng quá cao, quá đẳng cấp. 

Đối với một game thủ thực thụ hoặc một người mới chỉ có đam mê và đang tập tành dấn thân vào thế giới của bộ môn trí tuệ thượng thừa này thì bắt buộc bạn phải trang bị cho mình một chú chuột chơi game chuyên dụng. Việc chọn đúng một chú chuột chơi game phù hợp sẽ quyết định đến 50% phần thắng khi bạn tham gia trận chiến, đẳng cấp của bạn sẽ được cải thiện từng ngày.

Chuột chơi game Razer Lancehead Tournament Edition Quartz Edition

Chuột chơi game khác gì với chuột thường?

Chuột chơi game cũng là chú chuột rời nhưng vẫn có sự kết nối với máy, cũng hình dáng ấy, cũng có nút click trái phải, có con lăn và hội tụ đầy đủ những thông số kĩ thuật như một chú chuột thông thường. Tuy nhiên, những chú chuột game sẽ được thiết kế chuyên dụng, tối ưu những thông số này để phù hợp với những yêu cầu của từng bộ môn gaming. Cụ thể:

1. DPI/CPI:

Là thông số  được sử dụng để đo độ nhạy của chuột chơi game.  DPI thể hiện quãng đường mà con trỏ chuột di chuyển trên màn hình máy tính sao cho tương ứng với mỗi inch mà con chuột thực tế bên ngoài đang di chuyển. DPI càng cao thì con trỏ chuột di chuyển càng nhanh, càng xa.

Đối với những dòng game thông thường thì bạn chỉ cần chọn những chú chuột chơi game có DPI từ 400 – 800 là đủ. Còn nếu bạn là chiến binh trong các tựa game FPS và xoay 3 vòng chỉ trong một cú lắc chuột là tiêu chí mà bạn đang hướng đến thì những chú chuột với độ DPI từ 4000 trở lên là đủ.

Những chú chuột chơi game có độ DPI cao, khả năng tùy biến linh hoạt như chuột GSkill (DPI lên đến 8.200) sẽ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. GSkill cho phép người dùng tùy chỉnh DPI từ 100 cho đến 8.200 để phù hợp với từng tình huống cụ thể khi tham gia trận chiến. Không chỉ ấn tượng ở chỉ số DPI, chuột GSkill MX780 RGB còn lôi cuốn người chơi ở  kiểu dáng hầm hố, phong cách “biến hình” cực chất với những miếng đệm tay hai bên hông có thể tháo rời, phần lưng có thể nâng lên hạ xuống tùy ý.

 Chuột chÆ¡i game Razer Mamba Wireless

2. FPS:

FPS là số lượng ảnh mà bộ cảm biến ghi lại được trong vòng một giây. FPS càng cao thì số lượng ảnh thu được càng nhiều, cho phép người dùng thao tác một cách chính xác. Đối với những người chơi game thì chỉ số này vô cùng quan trọng, nhất là những người yêu game bắn súng thì những cú vảy chuột chơi game với tốc độ cao sẽ đòi hỏi những chú chuột chơi game chuyên dụng có chỉ số FPS cao. Bởi vì nếu FPS quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng chuột bị loss, mặc dù bạn đã thực hiện các thao tác di chuyển chuột chơi game nhưng con trỏ chuột trên màn hình vẫn nằm nguyên tại vị trí ban đầu.

Chuột chơi game Razer D.Va Abyssus Elite

3.  Lift distance:

Lift distance sẽ cho người dùng biết độ cao tối đa bạn có thể nhấc chú chuột chơi game rời khỏi mặt phẳng mà vẫn đảm bảo chuột chơi game trên màn hình máy tính đang làm việc. Khi tham gia trận chiến thì lift distance sẽ là một yếu tố mà bạn phải quan tâm hàng đầu, bởi vì nếu chỉ số này quá cao sẽ khiến cho hồng tâm thường xuyên bị lệch mỗi lần nhấc chuột lên. Nếu là game thủ FPS bạn tuyệt đối không nên chọn một chú chuột chiến có lift distance quá cao, chỉ như như mức mà chuột GSkill sở hữu là đủ.

Chuột chơi game SteelSeries Rival 310 Howl

4. Polling rate

Polling rate là chỉ số cho biết tần số mà sensor lấy mẫu trong một thời gian cụ thể. Ví dụ như rate ở chuột GSkill đạt 500Hz có nghĩa là trong một giây chuột  GSkill sẽ gửi thông tin về cho máy tính 500 lần.  

Polling rate càng cao sẽ cho bạn trải nghiệm mượt mà hơn, hạn chế tối đa tình trạng loss khi bạn đang ở tình thế cam go trong game chiến và cần đến tốc độ di chuyển chuột chơi game nhanh.

5. Mouse Feet

Lật mặt dưới của bất kì một chú chuột chơi game nào lên, dù là chuột văn phòng hay chuột chơi game chiến như chuột GSkill bạn cũng sẽ bắt gặp những miếng nhựa mỏng gắn ở các góc của chú chuột. Những miếng feet này không nhằm mục đích thẩm mỹ mà nó giúp cho chú chuột  di chuyển được mượt mà hơn. So với chuột thường thì feet của chuột chơi game thường nhỉnh hơn cả về số lượng, chất lượng và kích thước, nhằm hạn chế độ mài mòn khi mật độ di chuyển quá chuột quá nhanh và dày đặc. Ở chuột GSkill thì mức chỉ số Feet này là tương đối chuẩn, hoàn toàn phù hợp với những người chơi game FPS.

Chuột chơi game SteelSeries Rival 310 Howl

Trên đây là một số điểm phân biệt chuột chơi game và chú chuột thông thường. Để trực tiếp cảm nhận những khác biệt này bạn có thể liên hệ với Gland Computer. Tại đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến, tận tay sử dụng những dòng chuột game đỉnh cao như Raze, Logitech, Steelseries hay chuột GSkill và một số thương hiệu đình đám khác.

Tham khảo: