Hotline: 0334.577.086
Laptop - Máy tính xách tay Laptop - Máy tính xách tay PC Đồ Họa, Workstation PC Đồ Họa, Workstation PC Gaming, Streaming PC Gaming, Streaming Linh Kiện Máy Tính Linh Kiện Máy Tính Monitor - Màn hình Monitor - Màn hình Gaming Gear Gaming Gear Tản Nhiệt - Cooling Tản Nhiệt - Cooling Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Mạng Thiết Bị Mạng Phụ Kiện Các Loại Phụ Kiện Các Loại
Hệ thống showroom

ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội


Tư vấn bán hàng
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
Bán hàng online
 0922.192.919
 xxx.xxx.xxx
 0868.207.238
Kỹ thuật - Bảo hành
 0334.577.086
Tư vấn tản nhiệt nước - Modding
 092.219.2919
Chính sách bảo hành Mua trả góp Tin tức

Những điều bạn cần biết về Tản nhiệt nước - Watercooling

18-12-2018, 12:50 am   908

Nếu bạn là một tín đồ công nghệ, PC, một gamer. Hay đơn giản chỉ là yêu cái đẹp, thì chắc hẳn không thể bỏ qua thú chơi Tản nhiệt nước (Watercooling) cho máy tính. Đây là một trong những thú vui hợp "trend" nhất hiện nay. Song khác với tản nhiệt khí thông thường, tản nhiệt nước là một hệ thống phức tạp hơn và gồm khá nhiều thành phần. Hơn nữa mỗi chi tiết lại có những đặc trưng riêng đòi hỏi người chơi phải hiểu và nắm rõ toàn bộ chúng. Muốn vậy, hãy bắt đầu tìm hiểu những điều cơ bản nhất về sản phẩm này nhé!

Tản nhiệt nước - Watercooling là gì vậy? 

Tương tự như tản nhiệt bằng quạt hay phiến kim loại, nhiệm vụ chính của Tản nhiệt nước là giữ cho nhiệt độ của CPU ở mức cho phép nhằm bảo đảm tính ổn định. Song cách thức hoạt động của 2 loại tản nhiệt này lại khác nhau hoàn toàn. 

Nếu như ở tản nhiệt khí, phiến kim loại có công dụng giúp gia tăng bề mặt tiếp xúc của CPU với không khí. Trong khi quạt lại có nhiệm vụ tăng cường lượng khí di chuyển qua bề mặt của lá kim loại đó. Không khí sẽ hấp thu nhiệt và quạt sẽ thổi chúng ra nơi khác. Nhưng đối với tản nhiệt nước, nhiệt từ CPU sẽ được truyền vào một khối đồng rỗng: WaterBlock hay còn gọi là túi nước. Nước bên trong túi sẽ hấp thu lượng nhiệt này. Sau đó đưa đến bộ phận làm mát nhờ lực đẩy máy bơm.

 

Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm của Tản nhiệt nước là lượng nhiệt được đưa ra xử lý bên ngoài vỏ máy tính theo hướng định sẵn. Hoàn toàn không bị phát tán "lung tung" như khi dùng tản nhiệt khí.

Tản nhiệt nước phù hợp với đối tượng nào?

Tản nhiệt nước phù hợp với những người yêu thích sự hoàn hảo, yêu thích nét đẹp của PC hay những người có nhu cầu tần suất làm việc cao mở máy 20/24. Chẳng hạn như: Các nhà thiết kế cần render ảnh, mô hình 3D, phim hoặc những gamer cày cuốc trong thế giới ảo thâu đêm. Đặc biệt nếu bạn là dân overclock thì nên "tậu" ngay 1 bộ tản nhiệt nước để máy chạy "ngon" hơn, "mượt" hơn. 

Cấu tạo bộ tản nhiệt nước

Điều tiếp theo mà bạn cần nắm được đó chính là "hiểu" về cấu tạo của một bộ tản nhiệt nước hoàn thiện. 

Một bộ Watercooling gồm những bộ phận chính sau: 

1. Block - Bộ phận quan trọng bậc nhất của hệ thống Tản nhiệt nước

Không ngoa khi nói rằng đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của 1 hệ thống Tản nhiệt nước. Block sẽ có nhiệm vụ chuyển nhiệt lượng tỏa ra từ CPU, VGA, Main, RAM  vào nước. Chính vì vậy mà thiết kế của Block là vô cùng quan trọng đối với hiệu năng tổng thể. 

Block hiệu năng tốt hay không tốt thường được đánh giá dựa trên các yếu tố như:

  • Mặt đồng tiện rãnh mỏng và nhỏ. 
  • Cách ép nước trong block (vì mỗi hãng làm có cách ép nước không giống nhau)

Trong trường hợp nhu cầu của bạn cao hơn và muốn dùng nước để làm mát cho cả card đồ họa. Hãy mua loại block lắp riêng cho GPU thay vì chọn những loại bao trùm cả card. Mặc dù có thể chúng hiệu quả hơn. Bởi loại block thiết kế riêng cho GPU thường được chăm chút hơn và được làm từ chất liệu tốt hơn. 

2. Radiator (Rad) - Bộp phận hấp thụ nhiệt và giải nhiệt cho nước

Nước chạy vào Radiator và được chia đi qua các rãnh nhỏ ở giữa là các lá tản nhiệt được xếp khít nhau giúp khả năng giải nhiệt càng cao. 

3. Reservoir (tank) - Bộ phận chứa nước của hệ thống tản nhiệt nước

Khi lắp xong hệ thống tản nhiệt nước, chúng ta đổ nước giải nhiệt vào tank để hoàn thiện hệ thống. Tank thường được làm từ Acetal, Acryl và Glass. Thực tế thì Reservoir quyết định tính thẩm mỹ của case. Chính vì vậy bạn cần chọn kỹ một chút. 

4. Pump (máy bơm) - bơm nước cho toàn bộ hệ thống tản nhiệt nước

Nước muốn di chuyển được qua các thành phần của tản nhiệt nước thì phải cần tới lực đẩy và máy bơm sẽ đảm nhiệm chức năng này. Đó là lý do vì sao bạn nên mua một chiếc bơm chất lượng.

5. Fitting và Tube (cút nước và ống) - kết nối tất cả các bộ phận trong hệ thống tản nhiệt nước

Fitting được chia thành 2 loại: fit cắm ống mềm và fit cắm ống cứng. 

Tuy nhiên điều nữa bạn cần quan tâm là fitting có phù hợp với tube không? Và làm cách nào để biết. Đơn giản thôi, hãy nhìn thông số của chúng và ghép cùng thông số là có thể lắp được. Ví dụ như: fitting ID:10mm/OD:13mm, thì tube cũng phải là ID:10mm/OD:13mm.

6. Coolant - nước giải nhiệt 

Dĩ nhiên một bộ tản nhiệt nước buộc phải có nước hay một số chất lỏng đặc biệt bên trong. Coolant hiểu đơn giản là loại nước giải nhiệt có chức năng dẫn nhiệt cho toàn hệ thống tản nhiệt nước máy tính. Đặc biệt hơn loại nước giải nhiệt này còn góp phần đáng kể trong việc gia tăng tính thẩm mỹ cho dàn máy của bạn. 

Hi vọng với những chia sẻ trên về tản nhiệt nước sẽ giúp bạn có cái bao quát hơn về hệ thống tản nhiệt nước máy tính của mình hay đang có ý định đầu tư.

Tham khảo: