ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
27-01-2019, 8:34 pm 1234
Ngoài chức năng bảo vệ và chống bụi bẩn cho phần kết cấu bên trong máy tính, vỏ case PC còn giữ cố định các linh kiện để chúng hoạt động một cách ổn định và an toàn. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chiếc vỏ case PC tính.
Thường thì người ta chia vỏ case PC theo ba kích cỡ là vỏ case PC đứng cao (Full Tower), là loại vỏ case PC có kích cỡ lớn và nặng nên phải đặt dưới sàn nhà. Thứ hai là loại vỏ case PC đứng thấp (Mid- tower) với kích thước nhỏ hơn, có thể đặt trên bàn hay dưới đất. Cuối cùng là loại vỏ case PC để bàn (Desktop), là loại vỏ case PC được thiết kế theo dạng nằm ngang, chiếm nhiều chỗ trên mặt bàn nên càng ngày càng ít được sử dụng.
Tuy nhiên, người dùng có thể đặt màn hình lên loại vỏ case PC nằm ngang này để giảm diện tích mà máy tính chiếm dụng. vỏ case PC càng lớn thì việc giải nhiệt càng tốt, và gắn được nhiều thiết bị bên trong như đĩa cứng hay ổ CD. Tuy nhiên, vỏ case PC lớn cũng làm tốn nhiều diện tích lắp đặt hơn.
Đầu tiên, bạn phải chú ý đến việc chiếc vỏ case PC mà bạn định mua có tương thích với các phụ kiện khác mà bạn đang có hay không, đặc biệt là phần bo mạch chủ và bộ cấp nguồn, hai phụ kiện cần được gắn trực tiếp lên vỏ case PC.
Một số bộ nguồn cao cấp đòi hỏi phải có loại vỏ case PC đặc biệt cho riêng nó. Tuy nhiên, thường thì các vỏ case PC loại tốt luôn cho phép lắp ráp vào đó nhiều loại bo mạch chủ và bộ cấp nguồn với kích thước khác nhau. Kế tiếp, bạn hãy quan tâm đến khả năng giải nhiệt của vỏ case PC. Luồng khí tạo ra từ các vị trí quạt giải nhiệt phải đi đến mọi vị trí trong vỏ case PC, và làm mát tối đa nơi lắp CPU, RAM và card màn hình. Những loại vỏ case PC chế tạo từ nhôm hay hợp kim của nó sẽ cung cấp khả năng tản nhiệt tốt hơn các chất liệu khác.
Có một vài nguyên nhân làm chạm mát trên vỏ case PC, dẫn đến bạn bị điện giật nhè nhẹ khi vô tình chạm vào vỏ case PC. Khi mua vỏ case PC, bạn phải chọn loại nào mà các linh kiện và đặc biệt là bộ nguồn không được tiếp xúc trực tiếp với vỏ case PC. Đồng thời lớp sơn tĩnh điện chống giật bên ngoài vỏ máy cũng phải đủ dày, để khi bạn có lỡ chạm tay vào thì không bị giật. vỏ case PC cũng cần được thiết kế kín, để hạn chế sự thâm nhập của côn trùng và bụi vào làm chạm hay đứt các bản mạch bên trong.
Trường hợp khi bạn bị giật tê tê nguyên nhân do bộ cấp nguồn bị rò điện, thì bạn có thể khắc phục bằng cách dùng một đoạn dây điện, một đầu siết vào vị trí con ốc phía sau ngay bộ nguồn. Sau đó, bạn đóng một chiếc đinh xuống đất rồi nối đầu dây điện còn lại vào đó. Lưu ý là hai vị trí siết ốc và đinh, sợi dây điện phải tiếp xúc bằng phần sợi đồng phía trong để dẫn điện, chứ không phải bằng lớp vỏ nhựa bên ngoài.
Nếu máy tính của bạn thường xuyên hỏng hóc do bị nóng, thì một trong những giải pháp hiệu quả và rẻ tiền là gắn thêm quạt cho thùng máy. Nhưng lưu ý rằng, các quạt gắn thêm phải tạo ra luồng khí lưu thông giải nhiệt tốt nhất cho thùng máy. Một số loại vỏ case PC có hỗ trợ việc gắn thêm chiếc quạt hông, hay quạt phía sau để tăng khả năng giải nhiệt. Bạn nên chọn loại có thể gắn được quạt có kích thước lớn (120mm) sẽ hiệu quả hơn là gắn nhiều quạt nhỏ. Thường thì quạt trước và quạt sườn sẽ hút không khí từ bên ngoài, rồi thổi vào thùng máy, còn quạt phía sau hay quạt nóc thì hút khí nóng từ trong thùng máy rồi thổi ra ngoài.
Một yếu tố khác liên quan đến các quạt làm mát gắn thêm là vấn đề cấp nguồn điện cho nó hoạt động. Nếu bạn lấy nguồn có hiệu điện thế 5V từ các đầu kết nối dành cho ổ đĩa cứng, thì bo mạch chủ sẽ không thể tăng tốc quạt khi vỏ case PC quá nóng, và giảm tốc độ xoay khi nhiệt độ bình thường trở lại. Vì thế, để tiết kiệm điện, bạn phải dùng đầu cắm ba chân của quạt để nối thẳng vào vị trí mang dòng chữ FAN trên bo mạch chủ.
Hi vọng những lời giải đáp về các câu hỏi thường gặp của khách hàng về các dòng vỏ case PC hiện nay, bạn sẽ có thêm hiểu biết về các dòng vỏ case PC có trên thị trường và lựa chọn cho mình một chiếc thùng máy ưng ý.