Hotline: 0334.577.086
Laptop - Máy tính xách tay Laptop - Máy tính xách tay PC Đồ Họa, Workstation PC Đồ Họa, Workstation PC Gaming, Streaming PC Gaming, Streaming Linh Kiện Máy Tính Linh Kiện Máy Tính Monitor - Màn hình Monitor - Màn hình Gaming Gear Gaming Gear Tản Nhiệt - Cooling Tản Nhiệt - Cooling Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Mạng Thiết Bị Mạng Phụ Kiện Các Loại Phụ Kiện Các Loại
Hệ thống showroom

ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội


Tư vấn bán hàng
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
Bán hàng online
 0922.192.919
 xxx.xxx.xxx
 0868.207.238
Kỹ thuật - Bảo hành
 0334.577.086
Tư vấn tản nhiệt nước - Modding
 092.219.2919
Chính sách bảo hành Mua trả góp Tin tức

Chuột chơi game nào tốt nhất cho game thủ lựa chọn

07-03-2019, 10:14 pm   79

Một sản phẩm thuộc hàng top chuột chơi game tốt cần sở hữu những gì? Ngoài việc mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái, nó phải có độ trễ thấp hơn các con chuột văn phòng tiêu chuẩn, với các phần mềm driver tốt hơn, giúp tăng cường hiệu năng của chuột, có hỗ trợ cài đặt DPI cao (hoặc CPI), và vẫn cực kỳ chính xác thậm chí ngay cả khi bạn di chuột nhanh thế nào đi chăng nữa. 

Tất cả các con chuột này đều sở hữu các phần mềm driver ổn định, chất lượng hoàn thiện tốt, và các cảm biến nhạy bén và ổn định. Và tất cả sẽ được lựa chọn từ vô số các con chuột chơi game ngoài thị trường để tìm các sản phẩm phù hợp nhất cho các kích cỡ tay và kiểu tay cầm khác nhau.

Chuột chơi game nào tốt nhất?

1/ Chuột chơi game Razer DeathAdder Elite

Chuột chơi game Razer DeathAdder Elite - Ergonomic

Ưu điểm:

  • Sỡ hữu một trong các bộ cảm biến tốt nhất hiện nay
  • Thiết kế lý tưởng cho mọi kiểu cầm và kích thước tay
  • Đế chuột mới cho cảm giác di chuyển mượt mà hơn

Nhược điểm:

  • Phần mềm driver yêu cầu đăng nhập

Chuột chơi game Razer Deathadder sỡ hữu một trong các thiết kế chuột tốt nhất mà PC Gamer đã từng sử dụng, qua hàng trăm giờ chơi game, sử dụng Photoshop, lướt web. Để minh chứng cho điều này là việc Razer luôn phát hành các phiên bản mới của con chuột chơi game này với các cảm biến mới, hay thêm hệ thống ánh sáng, nhưng họ vẫn không thay đổi thiết kế của Deathadder. Đó thực sự là một con chuột chơi game rất tốt, và tân binh Deathadder Elite vẫn sẽ tiếp tục truyền thống này.

Deathadder Elite sử dụng một bộ cảm biến quang học 16.000 CPI, nhưng các con số lớn hầu như sẽ không có ý nghĩa mấy khi nói đến thông số kỹ thuật của chuột. Nhưng đây mới chính là phần quan trọng: Elite sẽ sử dụng bộ cảm biến dựa trên PMW-3366, được phát triển bởi công ty cảm biến Pixart với sự hợp tác của Logitech, một trong các cảm biến chuột tốt nhất được sản xuất từ khi được ra mắt vào 2014. Trong khi có thể sẽ có sự khác biệt giữa cách thức hoạt động của các cảm biến này, cảm biến của Elite sẽ đem lại một trải nghiệm hoàn hảo cho dù bạn có chơi tựa game nào đi chăng nữa.

thiết kế của Deathadder vẫn chính là một trong các thiết kế tốt nhất hiện nay. Với một con cuộn lớn, và hai nút lớn ở phía bên trái của chuột chơi game cho một cảm giác thỏa mãn khi bấm, nhưng vẫn đủ cứng để ngăn ngừa các trường hợp bấm nhầm. Các nút bấm nằm ngay trên một miếng đệm cao su lớn, giúp cho ngón cái của bạn có thể dễ dàng “dính chặt” trên chuột chơi game bất cứ lúc nào, và bạn có thể dễ dàng bấm chúng mà không cần phải di chuyển ngón cái của mình.

Vị trí và cảm giác của các nút và grip pad đóng một vai trò lớn trong việc tại sao Deathadder lại được đánh giá là con chuột chơi game tốt nhất. Deathadder cho cảm giác bấm nhanh, nông với hai rãnh hơi lõm trên các nút chuột trái/phải, giúp cho các ngón tay của bạn có thể dễ dàng “nép mình” vào. Trong phiên bản Elite, Razer đã thêm hai nút nhỏ bên dưới con cuộn để điều chỉnh CPI. Sự đơn giản của Deathadder chính là một trong các thế mạnh của nó, nhưng may mắn là các nút này sẽ không ảnh hướng mấy đến việc đó. Chúng khá dễ dàng để bị quên đi, hoặc sử dụng nếu bạn thích nhiều bước CPI, hoặc bạn có thể lập trình chúng cho các chức năng khác.

Kết cấu nhựa mờ của chuột cũng rất tuyệt vời, mặc dù tay bạn có ra nhiều mồ hôi khi chơi đi chăng nữa, chất liệu cao su mềm của Deathadder vẫn sẽ luôn cung cấp một độ bám tốt.

Hình dạng của Deathadder phù hợp với tất cả các kiểu cầm nắm từ palm, claw, cho đến hybrid, với lòng tay bàn tay của bạn sẽ được ổn định trên mặt sau của con chuột chơi game. Trong quãng thời gian sử dụng, Deathadder chưa bao giờ cho một cảm giác khó chịu, nhưng cũng không quá thoải mái, đem đến một cảm giác tốt nhưng vẫn dễ chịu. Việc di chuột thật sự rất tốt cho dù với độ nặng 105g, nặng hơn các con chuột như Stealseries Sensei, nhưng nhẹ hơn nhiều so với con chuột chơi game 145g Logitech G502 Proteus Core. Phiên bản Elite sẽ được bổ sung thêm các đế chuột lớn hơn bên dưới, với một chiếc vòng quanh bộ cảm biến, giúp bạn vẫn có thể dễ dàng di chuột một cách thoải mái sau nhiều tháng, hoặc vài năm.

Thật sự không có một khối lượng nhất định cho các con chuột chơi game, nhưng theo như các tuyển thủ Counter-Strike, Starcraft, Battlefield, và các tựa game khác, họ đều cho rằng khi xét đến độ nặng của chuột chơi game: càng nhẹ càng tốt.

uy sản phẩm của Razer trong quá khứ thường hay bị phàn nàn về chất lượng hoàn thiện và độ tin cậy, nhưng trong quá trình thứ nghiệm PC Gamer vẫn chưa hề gặp một vấn đề nào với Deathadder. Tuy nhiên nó vẫn có một điểm trừ, và đó chính là phần mềm Synapse của Razer, yêu cầu bạn phải kết nối với Internet để tạo một tài khoản để đăng nhập, khá phiến toái và bất tiện khi thiết lập chuột. Lợi ích của việc lưu trữ trên đám mây thật sự rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, phần mềm của Razer đã ngày càng trở nên phức tạp hơn, khiến bạn dễ quên đi các chức năng cơ bản như: điều chỉnh CPI, macro, và gán phím

2/ Chuột chơi game tốt nhất cho người thuận tay trái

Chuột chơi game SteelSeries Sensei 310 (Black)

SteelSeries Sensei 310

Ưu điểm:

  • Giá vừa phải
  • Trọng lượng nhẹ (92g)
  • Thiết kế mới với độ bám và chất liệu tốt hơn

Nhược điểm:

  • Hơi nhỏ đối với những ai có kích thước tay lớn

Từ lâu, Steelseries đã luôn giữ nguyên các ưu điểm của mình: Sensei là một con chuột chơi game có thể sử dụng được cả hai tay. Nhưng nó vẫn sẽ cần một bộ cảm biến tốt hơn để có thể cạnh tranh với những cái tên như Deathadder và Logitech G900, và Steelseries cuối cùng cũng đã chịu cập nhật mẫu Sensei 310. Nhưng ngoài bộ cảm biến mới ra, Senseri 310 mới đã được chỉnh sửa một ít so với thiết kế cũ, giúp cho nó được cải thiện ở mọi khía cạnh.

Phiên bản Sensei 310 mới này sẽ dễ dàng nằm gọn trong tay bạn như mẫu Sensei cũ, phù hợp cho các game thủ thuận cả tay phải và tay trái. Nghĩa là nó sẽ có các nút bấm giống hệt nhau ở mỗi bên chuột, một vấn đề thường gặp ở các con chuột thuận hai tay là việc người dùng thường hay bấm nhấm các nút ở mặt kia khi nắm chuột với ngón út của mình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng PC Gamer vẫn chưa bao giở gặp hiện tượng này. Kích thước và hình dạng của các nút ngón tay cái đều đã được điều chỉnh để bạn có thể dễ dàng di chuyển ngón cái lên và bấm chúng mà không phải bấm nhầm một nút nào.

Kết quả hình ảnh cho Chuột chơi game SteelSeries Sensei 310 (Black)

Steelseries cũng đã thêm một chất liệu bám silicone mới dưới nút ngón cái, có khả năng chống mồ hôi và giữ ngón tay cái của bạn đúng ở vị trí cần thiết. Chất liệu lần này của Sensei 310 là một loại nhựa mờ đẹp hơn nhiều, nhưng vẫn cho một độ bám tốt; đây là một sự nâng cấp đáng kể so với thân chuột của mẫu cũ, cũng như là một sự nâng cấp tốt so với chất liệu nhựa của phiên bản Sensei RAW cũ.

Sensei 310 trông có vẻ góc cạnh hơn so với thiết kế cũ của nó, nhưng cảm giác cằm nắm vẫn sẽ giữ nguyên. Nó cũng vẫn cực kỳ nhẹ với trọng lượng chỉ vỏn vẹn 92g, khiến cho nó là một con chuột lý tưởng để sử dụng ở tốc độ cao mà không gây ảnh hưởng đến cổ tay của bạn. Quan trọng nhất, bộ cảm biến mới của Sensei được dựa trên dòng PMW 3360, được sử dụng khá phổ biến cho các con chuột chơi game hiện nay. Steelseries đã hợp tác với Pixart để tạo ra phiên bản cảm biến của riêng mình, với tên gọi là TrueMove3.

Kết quả hình ảnh cho Chuột chơi game SteelSeries Sensei 310 (Black)

Theo Steelseries, con chuột sẽ cho một cảm giác sử dụng tuyệt vời mà không cần phải giảm jitter lên đến 3500 CPI, cao hơn nhiều so với các phiên bản cảm biến trước. Nó còn hỗ trợ lến đến 12000 CPI, cao hơn nhiều so với nhu cầu phổ thông. Dù vậy, khi sử dụng ở độ nhạy trên 3500 CPI, PC Gamer vẫn chưa phát hiện bất kỳ hiện tượng jitter hay vấn đề hiệu suất trong các game bắn súng như Lawbreakers và Unreal Tournament.

Với những ai thuận tay trái, đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời, nhờ vào một số tinh chỉnh thiết kế thông minh, cũng như các thông số ổn định.

Về tổng thể, Sensei 310 vẫn sẽ không thể cạnh tranh với lối thiết kế của Deathadder hay cảm giác nhấp chuột cao cấp của G900, nhưng Sensei 310 vẫn sẽ đem lại một hiệu suất tuyệt vời cũng như một phần mềm dễ sử dụng và ổn định. Con cuộn của nó vẫn sẽ không có độ phản hồi thõa mãn như các sản phẩm Logitech, nhưng nó vẫn sẽ hoạt động tốt – cũng như các nút nhấp chuột phải/trái. Từ những gì mà PC Gamer đã sử dụng, đây sẽ là một con chuột chơi game tay trái khá ổn định.

Tham khảo: