Hotline: 0334.577.086
Laptop - Máy tính xách tay Laptop - Máy tính xách tay PC Đồ Họa, Workstation PC Đồ Họa, Workstation PC Gaming, Streaming PC Gaming, Streaming Linh Kiện Máy Tính Linh Kiện Máy Tính Monitor - Màn hình Monitor - Màn hình Gaming Gear Gaming Gear Tản Nhiệt - Cooling Tản Nhiệt - Cooling Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Văn Phòng Thiết Bị Mạng Thiết Bị Mạng Phụ Kiện Các Loại Phụ Kiện Các Loại
Hệ thống showroom

ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội


Tư vấn bán hàng
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI/TOÀN QUỐC
Bán hàng online
 0922.192.919
 xxx.xxx.xxx
 0868.207.238
Kỹ thuật - Bảo hành
 0334.577.086
Tư vấn tản nhiệt nước - Modding
 092.219.2919
Chính sách bảo hành Mua trả góp Tin tức

Bí quyết chọn chuột chơi game như thế nào là phù hợp với bạn

20-02-2019, 3:11 pm   102

Đối với mỗi game thủ PC thì chuột chơi game đã và đang là một thiết bị ngoại vi không thể thiếu thậm chí quan trọng bậc nhất đối với mỗi chúng ta. Một chú chuột chơi game phù hợp đem đến cực kỳ nhiều lợi thế cho người dùng. Vậy thế nào là phù hợp? mời các bạn đọc giả theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những kiến thức cơ bản để chọn lựa một chú chuột chơi game phù hợp với mình nhé!

Các tiêu chí chọn chuột chơi game như sau:

Hình dáng chuột chơi game)

Yếu tố đầu tiên chúng ta cần đề cập tới là vấn đề form chuột, form chuột khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Từ thói quen cầm chuột của gamer, người ta nghiên cứu được 3 kiểu cầm chuột chính đó là : Palm grip, Claw grip và Fingertips grip.

1. Palm Grip

Kiểu cầm Palm Grip là toàn bộ lòng bàn tay đặt trên lưng chuột chơi game, ngón trỏ và ngón giữa sẽ duỗi thẳng theo chiều bấm của chuột trái và chuột phải. Ngón cái, ngón áp út và ngón út cũng sẽ duỗi thẳng và ép chặt 2 bên hông chuột.Ưu điểm: Palm Grip là kiểu cầm khá phổ biến của nhiều game thủ trên thế giới. Người cầm thường có xu hướng điều khiển chuột theo kiểu cầm hẳn chuột chơi game lên khỏi bề mặt di chuyển, giúp chuột đạt được tốc độ di chuyển nhanh và tạo được sự an toàn khi di chuyển bởi thế cầm chắc chắn.

Nhược điểm: Song cái gì cũng có mặt khuyết của nó, Palm Grip có nhược điểm là thường buộc cổ tay làm việc nhiều hơn thông thường, các ngón tay duỗi thẳng dẫn nhiều khi dẫn đến sự gò bó. Điển hình là khả năng thao tác, bấm chuột chậm và đối với nhiều game thủ ra mồ hôi tay thì việc lựa chọn kiểu cầm Palm Grip là tối sách.

2. Claw Grip

Đúng tên gọi Claw Grip – kiểu cầm này khá giống với việc tạo móng vuốt của nhiều loài vật. Kiểu cầm này thường thích hợp với các thể loại game đòi hỏi sự chính xác cao trong di chuyển như RTS. Khi cầm theo kiểu Claw Grip, lòng bàn tay sẽ áp vào đuôi chuột chơi game, ngón trỏ và ngón giữa sẽ tạo dáng kiểu móng vuốt để luôn trong tư thế sẵn sàng click chuột. Khác với kiểu cầm Palm Grip, ngón cái ở Claw Grip cũng ở trạng thái móng vuốt và luôn trong tư thế sẵn sàng click ở mọi trường hợp. Còn ngón áp út và ngón út sẽ đảm nhiệm vai trò giữ chặt chuột trong quá trình thao tác và di chuyển.Ưu điểm: Với kiểu cầm này, game thủ sẽ cải thiện được tốc độ click chuột, điều hướng, quay chuột tốt hơn rất nhiều và thường không buộc cổ tay hoạt động vất vả như kiểu cầm Palm Grip kể trên.

Nhược điểm: Tuy nhiên việc tạo được tốc độ click chuột nhanh cũng đồng nghĩa với việc các ngón tay sẽ mỏi nhanh hơn, tốc độ Lift Distance (nhấc chuột) sẽ không ổn định như kiểu Palm Grip.

3. Fingertips Grip

Với kiểu cầm Fingertips Grip, lòng bàn tay của game thủ sẽ không tiếp xúc với lưng hoặc đuôi chuột chơi game, mà thường sẽ đặt ở dưới bề mặt di chuyển và cách lưng chuột khoảng 2 cm. Ngón trỏ và ngón giữa vẫn đảm nhiệm vai trò click theo phong cách của Palm Grip, còn ngón cái, ngón áp út và ngón út sẽ đảm nhiệm vai trò giữ chặt thân chuột để hỗ trợ việc di chuyển.Ưu điểm: Khác với Claw Grip, kiểu cầm Fingertips Grip đề cao sự chính xác trong di chuyển của chuột hơn là số lần click. Tốc độ di chuyển của kiểu cầm này thường là cao nhất trong 3 kiểu cầm được thống kê trong bài viết này.

Nhược điểm: Với kiểu cầm này, phản xạ chuột chơi game của bạn có thể rất nhanh nhưng cổ tay bị tì ở bề mặt di chuyển nhiều hơn thông thường tạo cảm giác mỏi, thậm chí gây chấn thương cổ tay. Đối với các game RTS, bạn sẽ thường phải nhấc chuột nhiều hơn so với 2 kiểu cầm Palm Grip và Claw Grip. Nên hãy chú ý sắm các dòng chuột có cảm biến quang hoặc laser tốt để tối ưu được lợi thế của kiểu cầm này.

Không dây hay có dây?

Chuột không dây có cho mình sự linh hoạt, nhưng đó là tất cả ưu điểm của nó. Vì khi chơi game chúng ta cần phải ưu tiên sự chính xác, độ trễ ~ 8ms của chuột không dây nhiều khi khiến các game thủ phải trả giá bằng chiến thắng. Chưa kể việc sử dụng pin và xung đột tín hiệu cũng ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của các anh em. Độ bền thấp và giá thành cao của chuột không dây là 2 lý do cuối cùng để anh em tin tưởng chuột chơi game có dây là bạn đồng hành trong các tựa game của mình rồi nhé.
 

Giá thành

Một thống kê nho nhỏ chỉ ra rằng 41% game thủ Việt chỉ muốn sử dụng chuột chơi game giá rẻ dưới 200.000 đồng; 25,58% chấp nhận mức giá 500.000 đồng cho mục đích chơi game giải trí; 22,92% game thủ chấp nhận chi 1 triệu đồng mua chuột để luyện các thể loại eSport và chỉ có khoảng 11% các tay chơi thực thụ sẵn sàng đầu tư trên 1 triệu đồng cho những sản phẩm chất lượng phục vụ các trận huyết chiến nảy lửa.
Cũng dễ hiểu cho thống kê trên vì thành phần gamer hùng hậu nhất ở nước ta là học sinh, sinh viện. Ngân sách eo hẹp cộng với xác định chơi game để giải trí nên không quá mạnh tay chi tiêu cho chuột chơi game. Tuy nhiên đến với Gland Computer các bạn có thể tìm mua cho mình một em chuột chơi game phù hợp nhất cho mình với rất nhiều tiêu chuẩn và giá cả phù hợp tất cả các đối tượng chơi game.