ĐỊA CHỈ: Gland Computer - số 38 Thái Hà - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
24-06-2019, 8:18 pm 64
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn phím cơ với đa dạng mẫu mã và chủng loại. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng nhất định. và đáp ứng được nhu cầu của mỗi game thủ. Vậy bàn phím cơ là gì? Khác như thế nào so với bàn phím cao su? các mẫu bàn phím cơ Hà Nội nào đang được các game thủ yêu thích và ưa chuộng nhất năm 2019? Tất cả sẽ có trong bài viết này!
1/ Bàn phím cơ là gì? Khác như thế nào so với bàn phím cao su?
Phím cơ là gì?
Bàn phím cơ (Mechanical Keyboard) ngay từ cái tên gọi đã khiến chúng ta đoán được là bàn phím sử dụng các thành phần cơ học. Yếu tố cơ ám chỉ những chiếc công tắc (switch) nằm dưới mỗi phím bấm. Mỗi chiếc switch được cấu thành từ nhiều thành phần chuyển động, dùng lò xo để tạo đàn hồi và có 2 (hoặc nhiều) chân tiếp xúc bằng kim loại.
Tìm hiểu ưu nhược điểm của bàn phím cao su
Trước khi đến với bàn phím cơ, bạn nên hiểu thế nào là bàn phím cao su ( Membrane Keyboard) mà đại diện phổ biến nhất ở Việt Nam thường là Genius và Mitsumi. Loại bàn phím này đặt 1 miếng cao su dưới đáy. Khi bạn nhấn phím chạm vào miếng cao su sẽ xảy ra hiện tượng đóng mạch. Máy tính lập tức ghi nhận các tín hiệu điện nằm dưới phím và sau một quá trình phức tạp mà bạn không thể nhận ra được vì nó quá nhanh, kí tự gõ sẽ được hiển thị lên màn hình
Kết cấu đơn giản như vậy dễ sinh ra các nhược điểm như việc phải ấn phím tới kịch đáy (từ chuyên môn là Bottom Out hay đâm lút cán) thì máy tính mới ghi nhận phím, dẫn tới việc cần nhiều lực để ấn phím. Lực mất tương đối nhỏ nhưng khi người dùng gõ lên tới hàng triệu lần thì lực mất đi là rất lớn, dễ gây các bệnh về tay. Mặt khác, trong quá trình gõ, tại một phím nào đó bạn nhấn không đủ lực thì máy tính chưa thể ghi nhận được và ở phím tiếp theo bạn lại nhấn đủ lực nên sinh ra hiện tượng mất chữ, sai chính tả và phải xóa đi viết lại rất mất công. Bàn phím cao su có một nhược điểm khác là rất dễ nhanh hỏng, dễ bám bụi ảnh hưởng tới hành trình di chuyển của phím tới miếng cao su. Rubber Dome (Miếng cao su) sau khoảng vài trăm ngàn lần sử dụng có dấu hiệu kém nhận và sẽ phải sử dụng lực ấn nhiều hơn để hệ thống nhận phím.
Tuy nhiên bàn phím cao su khá rẻ. Chính vì thế mà đáp ứng đươc nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng.
Ưu điểm của bàn phím cơ
Với bàn phím cơ, mọi nhược điểm đều được khắc phục triệt để. Thay vì sử dụng miếng cao su, nó dùng 1 công tắc hay còn gọi là Switch để bật tắt mạch. Người dùng không cần phải mất nhiều lực để gõ phím, dẫn tới giảm mệt mỏi trong thời gian dài. Độ bền của switch là rất cao gấp từ 40 tới 60 lần miếng cao su do chúng đều sử dụng lò xo tạo độ nảy ngược trở lại vị trí bán đầu, nên có khi bạn dùng nó cả chục năm mà vẫn không xi-nhê gì. Nhưng quan trọng hơn cả là mức độ chính xác gia tăng đáng kể, giảm thiểu tình trạng gõ thiếu kí tự do thời gian hành trình phím thấp (khoảng thời gian từ lúc nhấn tới lúc phím được nhận), bạn cũng không cần phải Bottom Out thì phím mới ghi nhận. Hoặc gõ cả bàn phím cùng lúc mà nó vẫn ghi nhận chính xác các kí tự và đúng thứ tự. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà giá thành của nó thường từ cao cho đến rất cao khiến nhiều người e dè.
2/ Giới thiệu các mẫu bàn phím cơ mới nhất 2019 cho game thủ
1/Bàn phím cơ Hà Nội Geezer GS4 RGB giá 600 ngàn đồng
Chiếc bàn phím cơ Hà Nội Geezer GS4 RGB có chất lượng build ở mức khá với thiết kế vỏ mỏng và switch được gắn trực tiếp lên bề mặt vỏ phím. Geezer GS4 RGB với layout chuẩn Tenkeyless 87 phím, rất dễ dàng thay thế toàn bộ keycap nếu muốn.
Trên thực tế, Geezer GS4 RGB có kế cấu vỏ thông minh, các vị trí nối giữa vỏ trên bằng nhôm và vỏ dưới bằng nhựa cố định bằng ốc vít chắc chắn. Vì thế mà mặc dù vỏ nhựa tương đối mỏng cũng không bị ọp ẹp mà lại có trọng lượng nhẹ.
Geezer GS4 RGB có LED rất đẹp với độ sáng cao, có thể do bóng LED được đính nổi trên bề mặt switch, không bị topcover che lấp nên ánh sáng xuyên qua keycap tốt hơn.
Độ sáng mà màu sắc của LED trên Geezer GS4 RGB là rất tốt, tuy nhiên về cách thể hiện các hiệu ứng, Geezer GS4 RGB tương đối đa dạng nhưng chuyển màu còn cứng và không được uyển chuyển cho lắm.
Geezer GS4 RGB được trang bị switch Content - một cái tên rất lạ, chúng có topcover trong suốt tương tự như như các loại switch Huano, hay Cherry MX RGB tuy nhiên bóng LED được đính nổi bên trên chứ không nằm bên trong switch.
Về chất lượng gõ phím, đây có lẽ là điểm mạnh nhất của Geezer GS4 RGB nói riêng, hay tất cả các loại bàn phím mang thương hiệu Geezer nói chung. Thực sự cảm giác gõ mà Geezer GS4 RGB mang lại khá ấn tượng. Switch Blue với tiếng clicky rất rõ ràng, có phần nhẹ hơn so với Cherry MX Blue truyền thống, đặc biệt với độ mượt rất đáng khen.
2/ Bàn phím cơ Hà Nội DareU DK880 RGB giá 650 ngàn đồng
Gần đây hãng gaming gear giá rẻ DareU đã giới thiệu chiếc bàn phím cơ mới mang tên DK880 RGB khá thú vị với hệ thống LED RGB 16,8 triệu màu với khả năng biến ảo khôn lường.
Bàn phím cơ Hà Nội DareU DK880 có bộ khung quen thuộc với layout tenkeyless tiêu chuẩn với 87 nút (loại bỏ phần phím số), khá tiện lợi cho game thủ mang đi mang lại. Lớp vỏ nhựa mặt trên đen nhám còn viền xung quanh được đánh bóng.
Thiết kế của Bàn phím cơ Hà Nội DareU DK880 khá truyền thống với 3 lớp chính gồm đáy, plate và mặt, nút được 'chìm' bên trong chứ không 'nổi' lên trên bề mặt như nhiều loại bàn phím cơ giá rẻ khác. Điều này giúp cho bộ đèn LED RGB không bị 'tràn' ánh sáng ra rìa, tạo ra cảm giác thanh lịch hơn chứ không quá hào nhoáng.
Bàn phím cơ Hà Nội DK880 được trang bị switch "D" do chính DareU sản xuất, về cơ bản thì cũng là bản clone của switch cherry quen thuộc nhưng cũng được cải biên đi khác đôi chút. Chất lượng của các nút này tương đối tốt, bấm khá trơn tru mượt mà. Ngoài ra để phục vụ việc chiếu sáng bằng đèn LED thì topcover đều làm bằng nhựa trong. Kết hợp với plate màu trắng thì ánh sáng RGB 16,8 triệu màu được 'hắt' lên mắt người dùng tốt, trông khá đẹp.
Điểm mạnh của chiếc bàn phím này chính là hệ thống đèn LED RGB chuyển màu rất mượt, tươi sáng với nhiều hiệu ứng thú vị. Quả thực là trong số các dòng bàn phím giá rẻ có khả năng đổi màu lập loè thì Bàn phím cơ Hà Nội DareU DK880 RGB có hiệu ứng cũng như khả năng chuyển đổi rất tốt!
3/ Bàn phím cơ Hà Nội Eblue K749 giá 1 triệu đồng
Bàn phím cơ Hà Nội Eblue K749 mang layout tiêu chuẩn 104 phím, nhưng kích thước khá là to lớn bởi nhiều phần trang trí cũng như kê tay 'thòi' ra ngoài. Ngay từ lúc mở hộp đã dễ dàng nhận ra chất 'gaming' của chiếc bàn phím này rồi, khỏi cần phải giới thiệu nhiều!
Bàn phím cơ Hà Nội Eblue K749 có lớp vỏ trên bằng kim loại vân xước, kiêm luôn nhiệm vụ là plate cố định switch, do đó toàn bộ nút đều 'nổi' trên mặt phím. Đây là thiết kế tương đối phổ biến thời gian gần đây trên các loại bàn phím cơ nói chung và bàn phím gaming nói riêng.
Switch JWH trên Eblue K749 là một phiên bản clone lại tượng đài Cherry nổi tiếng, cho cảm giác gõ khá giống với blue switch gốc. Tất nhiên lực ấn và độ nảy khó mà có thể bắt kịp được với tượng đài đến từ nước Đức, song về cơ bản là không thua kém quá nhiều. Cảm giác nhấn của loại switch JWH này tương đối ổn, trơn và kêu tanh tách, phản hồi tới ngón tay cũng khá ngon.
Điểm đặc sắc nhất của Bàn phím cơ Hà Nội Eblue K749 phải kể đến trải nghiệm gõ phím tương đối ổn, bộ switch JWH của chiếc bàn phím này có lực ấn tương đối cân, cộng thêm độ trơn, nảy, phản hồi tốt (đã nói ở trên) và cả kết cấu vững chắc của bàn phím thì dĩ nhiên là sử dụng không tạo ra sự thất vọng. Tuy nhiên sản phẩm tồn tại một điểm trừ khá lớn là nút cách hơi lọc xọc, tương đối khó chịu khi sử dụng để gõ văn bản. Còn chơi game thì không ảnh hưởng quá nhiều, trừ khi bạn chọn các trò toàn dùng nút dài này!
Tham khảo: